Cổng tự động 4 cánh cấu tạo và công dụng

Cổng tự động 4 cánh là một loại cổng gồm hai cánh cổng lớn ở 2 bên. Mỗi cánh bên cổng lớn được tạo thành từ hai cánh cổng nhỏ được kết nối với nhau bằng các tấm bản lề.

Không giống như cổng đóng mở truyền thống, cổng tự động này vận hành theo nguyên lý kéo tự động với cánh cổng nhỏ ở bên trong di chuyển sẽ kéo theo cánh cổng nhỏ còn lại dịch chuyển theo.

  • Khi cổng mở, hai cánh cổng nhỏ mỗi bên sẽ xếp gọn lại với nhau ở hai phía của cổng, mở rộng ra không gian lối đi.
  • Khi đóng cổng, các cánh cổng sẽ được đẩy ra và gặp nhau ở giữa lối đi, điểm tiếp giáp hầu như không có khe hở và vô cùng chắc chắn bền bỉ.

cong tu dong tay don 129

Cấu tạo chung của cổng tự động 4 cánh

Để có thể vận hành đi vào hoạt động theo nguyên lý kéo tự động, cổng xếp loại 4 cánh cần có sự phối hợp liên kết nhịp nhàng giữa các bộ phận. Một bộ cổng 4 cánh đầy đủ thường gồm những bộ phận sau:

Cánh cổng

Tùy theo kích thước không gian diện tích cổng của căn nhà, nhà máy, khu công nghiệp,… mà các cánh cổng sẽ có những kích thước được thiết kế với kỹ thuật thông số khác nhau. Nguyên liệu tạo thành các cánh cổng rất đa dạng, chẳng hạn như tấm CNC, sắt, nhôm, gỗ,…

Mẫu mã, chủng loại của các cánh cổng cũng khá phong phú, khách hàng có thể chọn từ những mẫu có sẵn hoặc yêu cầu nhà cung cấp thiết kế riêng cho mình tùy theo sở thích hoa văn điêu khắc trên cánh cổng.

Motor cổng tự động

Đây là thiết bị giúp cánh cổng có thể đóng, mở một cách tự động vận hành nhẹ nhàng và êm ái. Chúng tạo lên sự tác động lực lên các cánh cổng, khiến chúng gập, duỗi theo sự điều khiển của các hệ thống điều khiển. Tùy theo không gian, diện tích cũng như thiết kế, chất liệu của cánh cổng mà các motor sẽ có các kỹ thuật thông số phù hợp.

cong tu dong tay don 115

Thanh ray trượt

Hai cánh cổng nhỏ ở giữa sẽ vận hành dịch chuyển theo lực kéo, đẩy của hai cánh cổng sát bên cột. Thanh ray chính là một bộ phận quan trọng hỗ trợ chỉnh hướng đi, giúp hai cánh cổng nhỏ ở giữa có thể mở, xếp đúng hướng, gọn gàng, hoạt động êm ái. Thanh ray có thể được lắp ở phía trên của cổng hoặc được đặt dưới đất .Tuy nhiên, hiện nay hầu như nhân viên lắp đặt đã không còn sử dụng thanh ray trượt để lắp cho cổng nữa.

Thiết bị điều khiển từ xa

Tất cả sự vận hành di chuyển hoạt động của các motor sẽ được điều khiển bởi bộ phận này. Có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn như sử dụng remote hay cũng có thể cài đặt phần mềm điều khiển trên điện thoại thông minh kết nối từ xa, nút nhấn, máy nhận dạng vân tay,…

Các loại motor cổng tự động 4 cánh

Motor tay đòn cổng xếp 4 cánh

Các dòng sản phẩm cổng tự đóng mở 4 cánh: Motor tay đòn có thiết kế với hình dạng ống trụ dài, được bao bọc bởi một lớp bảo vệ bằng nhôm hoặc bằng thép để bảo vệ động cơ bên trong. Motor được lắp đặt ở hai bên cổng, liên kết trụ cổng với cánh cổng nhỏ gần trụ của cổng.

Một motor cho cổng tay đòn 4 cánh sẽ có những thông số kỹ thuật như sau:

  • Nguồn điện sử dụng: 24VDC
  • Công suất sử dụng tối đa: 40W
  • Lực đẩy/kéo mỗi cánh của cổng: 1500N – 8000N (khoảng 150 – 800 kg)
  • Chiều dài cánh cổng tối đa nhưng không sử dụng khóa điện: 2 m PHOBOS BT A25

Lắp đặt trọn bộ motor tay đòn:

Khi lắp đặt motor cổng tay đòn, ngoài hai động cơ tay đòn ở hai bên, đội ngũ nhân viên sẽ thiết kế lắp đặt cho bạn kèm theo các thiết bị hỗ trợ gồm khác gồm: mạch điều khiển trung tâm và thiết bị điều khiển để hỗ trợ vận hành hoạt động.

Ưu điểm của motor tay đòn: Về động cơ cánh tay đòn tiết kiệm được một lượng điện năng sử dụng khá lớn so với các dòng động cơ khác. Bên cạnh đó, motor tay đòn cổng tự động 4 cánh còn có độ bền chắc chắn với sức chống chịu thời tiết khắc nghiệt và chi phí giá thành của nó cũng khá rẻ.

Nhược điểm: Với thiết kế lắp đặt dạng ống trụ dài, motor tay đòn không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ vì không thể che được cánh tay đòn liên kết giữa trụ và cánh cổng.

Motor âm sàn cổng xếp 4 cánh

Thiết kế lắp đặt với động cơ hoạt động của motor âm sàn không nằm trong ống trụ mà thường được lắp đặt và được đặt trong hộp chữ nhật được làm từ các chất liệu như inox, nhôm,..

Những thông số kỹ thuật cơ bản của motor âm sàn cổng xếp 4 cánh có thể được thiết kế như sau:

  • Nguồn điện sử dụng : 24VDC – 230VDC
  • Công suất sử dụng tối đa: 150W – 230W
  • Lực đẩy/kéo mỗi cánh cổng: 1500N – 8000N (khoảng 150 – 800 kg)
  • Chiều dài cánh cửa tối đa nhưng không sử dụng khóa điện: 3.5 m PHOBOS BT A25
  • Lắp đặt trọn bộ motor âm sàn: Bộ motor âm sàn khi được lắp đặt bao gồm các thiết bị: động cơ điều khiển trong hộp kỹ thuật, mạch điều khiển trung tâm, thiết bị điều khiển, tay cần.

Ưu điểm:

Thiết bị âm sàn được lắp đặt dưới đất nên có tính thẩm mỹ cao rất thích hợp với các dòng cổng có thiết kế đẹp, cầu kì.

Nhược điểm:

Chi phí lắp đặt hoàn thiện dành cho bộ motor âm sàn của cổng tự đóng mở 4 cánh thường khá cao và cũng cần lưu ý về hệ thống thoát nước không được để tràn nước vào hệ thống hộp chữ nhật.

Ưu điểm cho cổng tự động 4 cánh

  • Cổng tự động 4 cánh có thể khai thác tối đa không gian diện tích nơi lắp đặt với cơ chế vận hành hoạt động dựa vào lực kéo tự động xếp gọn gàng cho cả 4 cánh cổng bề ngang khoảng 0,7m – 1m. Nó hoàn toàn phù hợp cho mọi không gian dù là không gian diện tích chật.
  • Cổng tự động 4 cánh đa dạng về mẫu mã, chủng loại, các dòng tùy theo sự lựa chọn của khách hàng chọn các mẫu có sẵn hoặc là tự thiết kế cho mình theo sở thích.
  • Cổng tự động 4 cánh thích hợp sử dụng cho mọi địa hình ở miền đồi núi sẽ có độ dốc,  đường cong, lối đi ngoằn ngoèo cũng sẽ có giải pháp để lắp đặt dùng cổng gấp 4 cánh.
  • Đây là loại cổng được lắp đặt có tốc độ đóng mở khá nhanh so với loại cổng trượt nhanh hơn 5 đến 7 giây. Sự ra vào di chuyển của bạn trở nên thuận tiện, nhanh chóng. Vì được lắp đặt hệ thống cảm ứng nên hệ thống an ninh bảo vệ.
  • Ít gây ra tiếng ồn khi kéo mở cổng sẽ không phát ra âm thanh khi ma sát của bản lề va chạm của kim loại rất thích hợp lắp đặt cho căn nhà biệt thự.

Nhược điểm cho cổng tự động 4 cánh

  • So với mặt bằng chung, chi phí giá thành lắp đặt thiết bị, chi phí nguyên vật liệu và chi phí gia công lắp đặt khá cao. Đây là điều khiến cho nhiều người phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định lắp đặt vận hành sử dụng loại cổng này.
  • Ngoài ra, bộ phận điều chỉnh hướng đi của cổng cũng là một trở ngại vì tốn thời gian và kinh phí cho đội ngũ nhân viên thiết kế, lắp đặt sao cho phù hợp. Phần hạn chế này đã và đang được khắc phục trong những loại cổng lắp đặt gần đây để giảm thiểu bộ phận điều hướng.

Cách lựa chọn mua cổng tự động 4 cánh

Thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã, chủng loại ,các dòng cổng tự đóng mở 4 cánh, kiểu dáng với những đặc điểm nổi bật, thông số kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ,… khác nhau khiến khách hàng không biết chọn cổng sao cho hợp lý. Dưới đây là cách chọn giúp bạn có thể lựa chọn tìm  được một loại cổng thích hợp nhất với mình.

Thuộc tính, đặc điểm của cổng tự đóng mở 4 cánh

  • Một điều vô cùng quan trọng khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm gì đó là phải xem thuộc tính của chúng. Khi chọn mua cổng xếp, cần biết được các thông số kỹ thuật lắp đặt phù hợp ví dụ như nguồn điện sử dụng, không gian lắp đặt, đặc điểm vận hành của nó có phù hợp với điều kiện không gian, nhu cầu sử dụng của mình hay không.
  • Chẳng hạn như không gian lối đi  khu lắp đặt quá rộng, sẽ cần những loại cánh cổng có kích thước lớn thì những thông số kỹ thuật như công suất, lực đẩy/kéo,… của motor lắp đặt phải phù hợp với kích thước cánh cổng mới có thể đảm bảo được chất lượng, hiệu quả hoạt động của cổng.

Thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ của cánh cổng

  • Khi lựa chọn sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ thương hiệu lắp đặt uy tín để được tư vấn, giới thiệu dòng sản phẩm lắp đặt sao cho phù hợp với không gian lắp đặt cho nhà bạn.
  • Để có được các loại cánh cổng uy tín, chất lượng cao thì bạn nên xem xét, lựa chọn những cánh cổng nhập khẩu từ nước ngoài như Italia, Đức, Đài Loan, Malaysia,..

Bảo trì cổng  tự động đóng mở 4 cánh đúng cách

Để đảm bảo chất lượng hoạt động vận hành tốt trong suốt quá trình sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho cổng, người dùng cần chú ý việc bảo dưỡng cổng tự động định kỳ nên thực hiện bảo trì 6 tháng 1 lần hoặc mỗi năm một lần.

Thao tác thực hiện bảo trì cũng khá đơn giản, chủ yếu là tra dầu mỡ cho bản lề cánh cổng và động cơ để đảm bảo chúng vận hành một cách trơn tru.

Giá thành của bộ cổng tự động 4 cánh là bao nhiêu?

Giá thành của một bộ cổng tự động 4 cánh sẽ là tổng giá của các bộ phận cấu thành nó gồm các cánh cổng, motor, thanh ray trượt, thiết bị điều khiển và kết hợp với các phụ kiện khác kèm theo nếu có và chi phí vận chuyển, lắp đặt cổng.

Cánh cổng: Giá thành của các cánh cổng phụ thuộc vào kích thước không gian lắp đặt cũng như chất liệu, vật liệu kèm mẫu mã mà bạn lựa chọn. Cổng có thể được làm từ gỗ, nhôm, inox, sắt,… với các mức giá khác nhau. Với sự thiết kế càng cầu kỳ thì giá của cổng càng cao.

  • Motor cổng tự đóng mở 4 cánh: Motor tay đòn nhập khẩu Đài Loan sẽ có giá thành dao động từ 15 – 17 triệu đồng, nhập khẩu từ Ý khoảng từ 20 – 27 triệu đồng. Motor âm sàn xuất xứ của Malaysia có giá từ 18 – 21 triệu đồng.
  • Thiết bị điều khiển tự động: Tùy vào loại thiết bị điều khiển người dùng lựa chọn mà giá thành của chúng sẽ khác nhau. Có nhiều loại thiết bị bạn có thể chọn như nút bấm gắn trên cổng, remote, ứng dụng trên điện thoại,…
  • Chi phí vận chuyển và lắp đặt: Chi phí vận chuyển sẽ được tính trên khoảng cách đơn vị  lắp đặt đến nhà của khách hàng. Chi phí giá thành gia công lắp đặt cổng sẽ dựa vào độ khó phức tạp, cầu kỳ của loại cổng được lắp đặt mà có những mức giá riêng.

Quý khách lắp đặt các loại cổng tự động, cửa tự động tại https://khaihoanmon.com.vn/

Chat qua Zalo
Facebook chat
Hotline: 0904.262426